Chi tiết địa điểm Chi tiết địa điểm


0.0
3
Hình ảnh
0
Bình luận
0
Tiện ích

31 Đinh Bộ Lĩnh, Phường 3, Thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang
tiengiangtourist.administrator
Đang mở cửa (00:00 - 23:59)
Khoảng cách:
Thời gian:
Chỉ đường

Danh sách hình ảnh địa điểm

Danh sách video

Không có video

Danh sách tiện ích

Không có dữ liệu

Giới thiệu địa điểm

Trước Cách mạng tháng tám 1945, chùa Quan Đế phường 3, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang thuộc làng Điều Hoà, tổng Thuận Trị, một phần thuộc làng Phú Hội, thuộc tổng Thạnh Phong, thị xã Mỹ Tho, tỉnh Định Tường. Trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954), chính quyền thực dân gọi là khu 3 thuộc Hiệp xã Mỹ Tho, tỉnh Định Tường. Trên bản đồ hành chánh ngày nay, di tích chùa Quan Đế toạ lạc tại số 31, đường Đinh Bộ Lĩnh, khu phố 01, phường 03, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

Do nằm trong địa phận trung tâm thành phố, giữ khu dân cư nên việc đi đến di tích bằng các phương tiện giao thông đường bộ rất thuận tiện. Từ ngã ba Trung Lương trên Quốc lộ 1A theo đường Ấp Bắc rẽ qua Cầu Quay đi trên đường Đinh Bộ Lĩnh khoảng 100m rẽ trái là đến di tích chùa Quan Đế.

Chùa Quan Đế trước đây còn được gọi là Quỳnh Phủ Hội Quán do người Hải Nam (đảo Hải Nam Trung Quốc) xây dựng vào năm 1890, là một trong 05 tổ chức Hoa Kiều (Quảng Đông, Triều Châu, Hải Nam, Phước Kiến và người Hẹ) sinh sống và làm ăn ở vùng đất Tiền Giang cuối thế kỷ XIX. Giống như tổ chức làng xã của người Việt, các tổ chức đoàn thể của người Hoa đều có một ngôi miếu để làm nơi thờ phụng các vị thần của họ gồm: Phước Đức Chánh Thần, Quan Thánh Đế Quân, Thiên Hậu Thánh Mẫu...Chùa Quan Đế là nơi tập họp hội đồng hương, nơi tổ chức lễ hội, vui chơi...đồng thời cũng là trụ sở của Hội tương tế giúp đỡ bà con trong cộng đồng người Hoa khi có hoạn nạn.

Di tích chùa Quan Đế là di tích thuộc loại hình kiến trúc nghệ thuật. Chùa được xây dựng theo lối chữ “Nhị” gồm tiền điện và điện thờ nối tiếp nhau bởi một khoảng sân rộng. Hai ngôi nhà nằm song song nhau trên một trục, cửa quay về hướng Nam (sông Tiền). Di tích được xây dựng chủ yếu bằng chất liệu truyền thống như gạch, ngói, gỗ, đá và chất kết dính là hồ ô dước. Về sau, trong quá trình trùng tu, tôn tạo nhân dân đã sử dụng các vật liệu xây dựng hiện đại vào như xi măng, gạch men...các hệ thống xây dựng bằng gỗ được liên kết với nhau bằng hệ thống mộng, chốt khá chắc chắn và tinh vi. Du khách đến tham quan sẽ nhận thấy được sự trang nghiêm đầy hưng thịnh của ngôi chùa.

Bình luận địa điểm

Không có dữ liệu

Thời gian mở cửa

Đang mở cửa
Đã đóng cửa
Thứ Thời gian mở Thời gian đóng Trạng thái
Thứ 2 00:00 23:59
Thứ 3 00:00 23:59
Thứ 4 00:00 23:59
Thứ 5 00:00 23:59
Thứ 6 00:00 23:59
Thứ 7 00:00 23:59
Chủ nhật 00:00 23:59

Chia sẻ địa điểm