Chi tiết địa điểm Chi tiết địa điểm

Tỉnh Tiền Giang > Huyện Gò Công Tây > Xã Đồng Thạnh

Đình Đồng Thạnh - di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia

Nhóm phương tiện di chuyển > Địa điểm trên tuyến xe bus

0.0
1
Hình ảnh
0
Bình luận
0
Tiện ích

Lợi An, xã Đồng Thạnh, huyện Gò Công Tây (Tiền Giang)
Đang mở cửa (00:00 - 23:59)
Khoảng cách:
Thời gian:
Chỉ đường

Danh sách hình ảnh địa điểm

Danh sách video

Không có video

Danh sách tiện ích

Không có dữ liệu

Giới thiệu địa điểm

Đình Đồng Thạnh tọa lạc tại ấp Lợi An, xã Đồng Thạnh, huyện Gò Công Tây (Tiền Giang). Đình Đồng Thạnh trước đây có tên là đình Rạch Lá, tên chữ là Đồng Sơn đình Trung.

Tên gọi Đồng Sơn đình Trung kéo dài đến năm 1975. Năm 1979, xã Đồng Thạnh được thành lập do sáp nhập từ một phần xã Đồng Sơn và một phần xã Thạnh Trị và tên đình cũng được đổi thành đình Đồng Thạnh cho đến ngày nay. Đình được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ XIX. Đây là tác phẩm văn hóa -nghệ thuật của người Gò Công. Sơ khai đình được xây dựng bằng tre lá đơn sơ. Vào những năm đầu thế kỷ XX, trước làn sóng văn hóa phương Tây, người dân đã phản ứng bằng cách trùng tu, tái thiết các các cơ sở tôn giáo tín ngưỡng truyền thống nhằm bảo tồn di sản văn hóa của cha ông. Việc trùng tu được hoàn thành vào năm 1914. Đây là ngôi đình với lối kiến trúc kết hợp độc đáo phong cách Đông - Tây, mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền và địa phương. Theo các vị cao niên trong khánh tiết đình, làng Đồng Sơn trước năm 1945 có 3 sắc thần (Sắc Bổn Cảnh Thành Hoàng chi thần; Sắc Bạch Mã Tôn thần; Sắc Đại Càn Quốc Gia Nam Hải Tứ vị thần) do vua Thiệu Trị và Tự Đức phong. Tuy nhiên do chiến tranh, nhiều lần phải di dời nên các sắc thần đã bị cháy. Căn cứ vào bài điếu văn hàng năm, đình Đồng Thạnh thờ Đại Càn Tứ vị Nương vương (thờ bốn vị thần phù hộ người đi biển) và thờ Thần Nông. Ngoài ra, nhân dân còn thờ những người có nhiều công đức trong làng, xã.

Khởi thủy, đình được xây dựng trên nền đất cao 80 cm, lót gạch tàu, vách tường, 20 cột làm bằng gỗ căm xe, 18 cột gạch; mái lợp ngói âm dương và ngói ống. Tổng diện tích ngôi đình khoảng 476 m2. Về tổng thể, đình được xây dựng theo lối kiến trúc chữ Tam, bao gồm: Võ ca (nơi hát bội vào dịp Kỳ yên), Chánh tẩm (nơi thờ thần) và nhà khách (nơi làng đến bàn việc) nối liền nhau. Nét đặc sắc của ngôi đình này là nghệ thuật chạm khắc, trang trí hoa văn, tranh đắp nổi trên tường và tượng gốm trang trí cả trong và bên ngoài đình. Đặc biệt với những hoa văn, họa tiết trang trí ở đình được rút ra từ những triết lý của "tam giáo" (Nho, Phật, Lão giáo) được hình tượng hóa qua tứ linh, tứ quí, bát tiên, cá hóa long, các loại trái cây, sản vật ở địa phương và các biểu tượng hàm ý sự giàu sang, phú quí, mong cho hạnh phúc tràn đầy, mưa thuận, gió hòa... Với đôi bàn tay tài hoa, các nghệ nhân xưa đã bố cục và thể hiện hài hòa các đề tài truyền thống trong nghệ thuật điêu khắc Việt Nam. Bằng những đường nét tinh tế, uyển chuyển rất sinh động, mang tính triết lý nhân sinh sâu sắc, hàm chứa ước mơ thịnh vượng, tốt lành cho muôn đời sau, các nghệ nhân thời ấy đã "thổi hồn" vào những thân gỗ, xi măng tạo thành những mảng trang trí nhẹ nhàng, thanh thoát, những bức tranh sống động, góp phần tăng thêm giá trị của di tích đã tồn tại từ hơn trăm năm qua.

Kiến trúc còn lại của nhà khách, Ảnh: KTN

Nét riêng độc đáo của đình Đồng Thạnh là yếu tố văn hóa Phật giáo được đưa vào đình thông qua hình ảnh các vị La Hán được đắp nổi. Đời sống văn hóa đương đại của người xưa được đưa vào kiến trúc của đình là nét mới lạ, tạo thêm sự đặc sắc của đình. Trên tường bao bọc Võ ca được trang trí 13 bức tranh đắp nổi bằng ô dước tả cảnh sinh hoạt trên đường phố, cảnh tàu thuyền ra vào cửa sông tấp nập hồi đầu thế kỷ XX.

Những bậc cao niên trong Ban phụng tự đình cho biết: "Mỗi lệ cúng đình vào ngày 16, 17-3 và 16-11 âm lịch, dân đến cúng đông đúc, nhộn nhịp. Ngày xưa, đình còn sung túc lắm, xung quanh bao lam, các bàn hương án, liễn... được chạm trổ tinh vi và được sơn son thiếp vàng lộng lẫy. Hiện nay, đình chỉ còn lại phần Võ ca, chánh tẩm và một phần nhà tiệc; riêng nhà khách không còn. Chánh tẩm bây giờ được lợp bằng tôn xi măng, do trận hỏa hoạn năm 1963 đã làm hư hết phần mái ngói. Chiến tranh và thời gian làm ngôi đình hư hao nặng. Bây giờ vách nứt, mái dột, cửa nẻo tạm bợ. Những đồ xưa đình còn giữ được là 4 bàn thờ, mặt trước có bức long án chạm tứ linh, hoa lá sơn son thiếp vàng; 9 bài vị; 6 bộ chân đèn bằng gỗ; 1 đôi hạc gỗ đứng trên qui; 1 bộ binh khí bằng gỗ; 1 đôi long trụ; 2 bộ bao lam thanh võng với 36 khuôn chạm các đề tài hoa lá, tứ linh, tứ quí và 13 bức tranh đắp nổi mô tả cảnh sinh hoạt của dân trong vùng hồi đầu thế kỷ XX...". Đây là công trình kiến trúc, văn hóa nghệ thuật đặc sắc của quê hương Gò Công Tây. Chiến tranh, thời gian và sự tác động của con người đã làm đình hư hại nặng nề. Giữ gìn và tôn tạo ngôi đình đang là nhu cầu cấp thiết để bảo tồn các giá trị lịch sử, văn hóa; phát huy di sản văn hóa của đình tạo thành cụm tour du lịch của tỉnh thiết nghĩ không chỉ là nguyện vọng riêng của nhân dân Gò Công Tây... Ông Đặng Văn Phước, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện cho biết, năm 2009, Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch vừa công nhận đình Đồng Thạnh là di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia và nhà nước cũng đã có kế hoạch chuẩn bị trùng tu lại ngôi đình cổ kính này.

Kiều Tước Nguyên   
(Theo tiengiang.gov.vn)

Bình luận địa điểm

Không có dữ liệu

Thời gian mở cửa

Đang mở cửa
Đã đóng cửa
Thứ Thời gian mở Thời gian đóng Trạng thái
Thứ 2 00:00 23:59
Thứ 3 00:00 23:59
Thứ 4 00:00 23:59
Thứ 5 00:00 23:59
Thứ 6 00:00 23:59
Thứ 7 00:00 23:59
Chủ nhật 00:00 23:59

Chia sẻ địa điểm