Chi tiết địa điểm Chi tiết địa điểm


0.0
42
Hình ảnh
0
Bình luận
0
Tiện ích

Gia Thuận
Đã đóng cửa
Khoảng cách:
Thời gian:
Chỉ đường

Danh sách video

Không có video

Danh sách tiện ích

Không có dữ liệu

Giới thiệu địa điểm

Lăng mộ và đền thờ Trương Định tọa lạc trên đường Phan Đình Phùng, Phường 1, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Trương Định sinh năm 1820, tại huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi. Cha ông là Trương Cầm, giữ chức lãnh binh tỉnh Gia Định. Vào thời vua Thiệu Trị ông theo cha vào Nam, lấy vợ và sinh sống tại huyện Tân Hòa (nay là huyện Gò Công Đông). Trương Định là người đứng đầu trong việc khai hoang lập ấp và được triều đình phong cho chức Quản cơ. Khi quân Pháp xâm lược, ông đã cùng nhân dân đứng lên khởi nghĩa và bao phen làm giặc khiếp sợ. Ngày 20/8/1864 ông bị thương, để không sa vào tay giặc, ông đã dùng gươm tuẫn tiết.

Sau khi mất, vợ thứ - bà Trần Thị Sanh đã chôn cất ông tại thị xã Gò Công. Mộ Trương Định được xây bằng đá ong với hồ ô dước trên diện tích 67 m2. Mặt bia có khắc dòng chữ “Đại Nam Phấn Dõng Đại Tướng Quân, Truy Tặng Ngũ Quân, Quận Công, Trương Định Chi Mộ”. Sau bao lần bia mộ bị chính quyền Pháp đập phá, năm 1964, nhân dân đã tu bổ khang trang. Để tưởng nhớ công lao người anh hùng dân tộc năm 1972 một ngôi đình khang trang giữa một khu đất rộng, có võ ca, 2 khẩu thần công phục chế và một hồ nước rộng hơn 1.000 m2 tại xã Gia Thuận, huyện Gò Công Đông. Để che mắt địch, nhân dân gọi là đình Gia Thuận. Hàng năm, đến ngày giỗ ông (20 tháng 8 Dương lịch) nhà nào cũng lập bàn thờ ngoài trời và làm lễ tại đình. Lễ giỗ ông nay trở thành ngày hội của nhân dân trong huyện.

Đền thờ này hiện nay thuộc Di tích Lịch sử cấp Quốc gia “Các địa điểm liên quan cuộc khởi nghĩa Trương Định: Đền thờ Trương Định- Đám lá tối trời- Ao Dinh”.

Bình luận địa điểm

Không có dữ liệu

Thời gian mở cửa

Đang mở cửa
Đã đóng cửa
Thứ Thời gian mở Thời gian đóng Trạng thái
Thứ 2 07:00 17:00
Thứ 3 07:00 17:00
Thứ 4 07:00 17:00
Thứ 5 07:00 17:00
Thứ 6 07:00 17:00
Thứ 7 07:00 17:00
Chủ nhật 07:00 17:00

Chia sẻ địa điểm